Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Những bài văn hay 12


Chiến-Đấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến

Tính hào hùng rất dễ tìm thấy trong bài thơ Tây Tiến. Tính bi tráng của chiến tranh cũng rất dễ tìm ra trong bài thơ. Ngày nay ta thường nói về tính nhân bản để bàn về các tác phẩm chiến tranh. Bài thơ Tây Tiến cũng có nhiều dáng vẻ của tính phản chiến. Dùng từ ngữ phản chiến thì hơi quá, nên xin diễn tả bằng những từ ngữ khác: Cảm nghĩ chân thực của con người đối với sự khốc liệt của bất cứ cuộc chiến tranh nào, dù đó là cuộc chiến tranh thần thánh huy động được cả toàn dân tham gia vào cuộc trường kỳ kháng Pháp. Tính hào hùng, tính bi cảm, hai khía cạnh của bài thơ Tây Tiến thực sự rất dễ tìm thấy, không phải là một gán ghép để trình bày quan niệm nhân bản thường được bàn tới bởi các sách báo Tây Phương. Điều làm ta ngạc nhiên là hai khía cạnh đó hiện diện song hành một cách tình cờ trong mỗi đoạn thơ. Ví dụ đoạn thơ đầu, lúc mới lên đường từ giã miền xuôi:
Tây Tiến - Tuyệt Chiêu của Quang Dũng

Tây Tiến - Tuyệt Chiêu của Quang Dũng

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Dậu (tức Diệm)sinh năm 1921 tại làng Phượng trì, tổng Đại Phùng, huyện Đan Phượng(Hà Tây). Quang Dũng là lấy tên con trai làm bút danh(năm 1952 viết tập ký sự "Đoàn võ trang tuyên truyền Việt-Lào", ký tên là Trần Quang Dũng. Cụ thân sinh là một chức dịch, mẹ là người phụ nữ đảm ven Đô(làm ruộng và buôn bán nhỏ). Gia đình khá giả nên Quang Dũng gửi ra Hà Nội học văn, học võ, học vẽ, học đàn...để sau này, trong lĩnh vực nào anh cũng có những thành tựu đáng kể, trong đó kiệt xuất phải nói là thơ.
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Được nhắc đến như một nhà thơ, một hồn thơ chiến sĩ thời máu lửa oai hùng - Quang Dũng đã rất thành công khi khái quát hóa hình ảnh núi rừng Tây Bắc gắn liền với nổi nhớ của người chiến sĩ đoàn quân Tây Tiến.
Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam sau 1975. Ông thành công với nhiều tác phẩm như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa…Nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Những bài văn hay 11


  • Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau vì trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu). Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào Nam (lấy từ câu Việt Ðiểu Sào Nam Chi"), tỏ ý luôn thiết tha với quê hương đất nước. Ông còn có một tên hiệu khác là Thị Hán, ngụ ý là hảo hán, một đấng nam nhi lỗi lạc ở đời. Khi viết bài "Pháp Việt đề huề chính kiến thủ" ông lại ký tên là Ðộc Tỉnh Tử.

  • Phan Bội Châu (1867 -1940) là nhà yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam -người từng được đánh giá là "bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng" (Nguyễn ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Ông là đại diện đầu tiên tiêu biểu nhất cho đội ngũ các nhà cách mạng biết dùng thơ văn như một thứ vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất. Cuộc đời của Phan Bội Châu là một minh chứng cho lí tưởng "chí nam nhi" của các bậc quân tử phương Đông. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình  chính trị. Thơ ông thể hiện một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi của một người mà lí tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt những năm trai trẻ đến những ngày làm "ông già Bến Ngự", Phan Bội Châu luôn nung nấu trong lòng khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước dân chủ tiến bộ.

  • Hẳn là chúng ta đều thấm nhuần quan điểm mác xít cho rằng: nhận thức chân lý phải là một quá trình, phải từ chân lý tương đối mà đi gần tới chân lý tuyệt đối và cũng chẳng có chân lý tuyệt đối. Hay nói theo thuật ngữ của Pháp: nghiên cứu khoa học là recherche, tức là tìm đi tìm lại, cứ thế mà tìm mãi. Không ai có thể tự cho đây là tiếng nói cuối cùng. Với những ý nghĩ như trên, tôi xin được bàn lại một số vấn đề đã và đang thành vấn đề đối với Phan tiên sinh, con người mà cả dân tộc Việt Nam ta, không một ai không tôn vinh, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đã suy tôn là "một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, đấng xả thân cứu nước được hai mươi triệu đồng bào sống trong vòng nô lệ tôn kính"(1).

  • Bài “Vào phủ chúa Trịnh” được xác định nội dung chính cần đạt như sau : “Thấy được sự cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống của chúa Trịnh. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích” (tr.3, Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, nxb Giáo dục, Hà nội, 2006) và “ Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh” ( tr.3, Ngữ văn 11, tập 1, nxb Giáo dục, Hà nội, 2006). Nội dung cơ bản cần làm cho học sinh nắm được là sự xa hoa tột bậc, uy quyền ghê gớm của phủ chúa Trịnh và nhân cách thanh cao của tác giả Lê Hữu Trác.

  • Với Chí Phèo, Nam Cao đã xuât hiện trong văn học như một tác giả tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán 1940 -1945, thời kỳ mới đầy thử thách với dòng văn học đó. Cũng như các cây bút lớp trước, Nam Cao đặc biệt quan tâm thể hiện số phận khốn khổ trăm chiều của những người nghừo bị áp bức bóc lột đương thời. Có điều, trong cảm hứng “vạch khổ” hcugn của mọi nhà văn hiện thực, ngòi bút Nam cao có những khám phá riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Hình tượng nhân vật Chí Phèo - một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam – đã thể hiện đầy đủ cái nhìn mới mẻ ,độc đáo, có chiều sâu cua Nam Cao trong việc thể hiện nỗi khổ của người cố nông.

  • Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

  • Huy Cận đã có lần nói: "Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn". "Tràng giang" tiêu biểu cho vẻ đẹp của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng: hàm súc, cổ điển, giàu chất suy tưởng triết lí, thấm thía một nỗi buồn nhân thế "sầu trăm ngả".

  • Tuổi trẻ mỗi đời người chỉ có một, chính vì vậy, ai cũng phải biết trân trọng, sống hết mình với tuổi trẻ. "Vội vàng" là bài thơ độc đáo nhất, "mới nhất" của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập "Thơ Thơ" (1933-1938) - đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỉ.

  • Pu-skin (1799-1837) là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp). Trong cuộc đời ngắn ngủi , bất hạn của mình, Pu-skin đã để lại cho đất nước Nga và cho nhân loại những áng thơ tuyệt vời. Ngoài những trường ca nổi tiếng như “Rút-slan và Li-út-mi-la”, “Người tù Káp-ca”, “Đoàn người Sư-gan”, “Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin”… Pu-skin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình nổi tiếng. Bài thơ tình “Tôi yêu em” là kiệt tác của Pu-skin.

  • Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ “Người làm vườn - tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập “Người làm vườn”, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”.

  • Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.

  • Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: "Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và "Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.

Nghị luận về quan điểm, câu nói, tục ngữ, thành ngữ



Nghị luận về tầm quan trọng của việc học hành

Đăng lúc: 21:03 - 26/01/2013
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Nghị luận câu nói : "Kẻ chê ta là thầy ta, kẻ khen ta là bạn ta, kẻ vuốt ve ta là kẻ thù ta"

Nghị luận câu nói : "Kẻ chê ta là thầy ta, kẻ khen ta là bạn ta, kẻ vuốt ve ta là kẻ thù ta"

Đăng lúc: 13:25 - 24/01/2013
Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành ...
Nghị luận về quan niệm : “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Nghị luận về quan niệm : “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Đăng lúc: 12:53 - 24/01/2013
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp, một phong thái phóng khoáng, lạc quan, một phẩm giá cao quý trong mỗi hành động để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
Nghị luận về quan điểm sống : "Ở hiền gặp lành"

Nghị luận về quan điểm sống : "Ở hiền gặp lành"

Đăng lúc: 10:20 - 24/01/2013
Có thể nói, câu nói “Ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa. Có thể câu nói có lúc không đúng nhưng chúng ta vẫn phải “ở hiền”, làm người tốt, việc tốt, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc./
Nghị luận về câu : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"

Nghị luận về câu : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"

Đăng lúc: 09:22 - 24/01/2013
Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Nghị luận về câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim (2)

Nghị luận về câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim (2)

Đăng lúc: 09:14 - 24/01/2013
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Nghị luận câu : "Có công mài sắt, có ngày nên kim" (1)

Nghị luận câu : "Có công mài sắt, có ngày nên kim" (1)

Đăng lúc: 09:02 - 24/01/2013
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.